Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Chỉnh đốn Đảng: Tại sao Đảng trị lại nguy hiểm? Mặc Lâm, biên tập viên RFA


Chỉnh đốn Đảng: Tại sao Đảng trị lại nguy hiểm?

2012-03-12

Chỉnh đốn Đảng đang là đề tài được quan tâm nhất hiện nay, mặc dù đây không phải là lần đầu tiên Đảng cộng sản nhìn lại những việc làm của mình và cảm thấy cần phải có hành động thay đổi, sửa sai hay nói khác đi là cải tổ, thay đổi để Đảng có thể tiếp tục lãnh đạo như từ khi mới thành lập.

RFA/blog ttxphong

Biểu ngữ to lớn trên đường phố của đảng ta


 Tuy nhiên câu hỏi đặt ra chỉnh đốn Đảng viên hay chỉnh đốn vai trò Đảng trị hiện nay cái nào cần phải làm hơn?

Mỗi lần Đảng Cộng sản Việt Nam chỉnh đốn là một lần hy vọng có sự thay đổi, nhưng sau nhiều lần như thế thì mức hy vọng đó mỗi ngày một xuống thấp. Người dân không còn thích thú mặn mà như những lần đầu khi thấy sự chỉnh đốn thực chất là cách dùng nghị quyết để điều chỉnh tư cách đạo đức Đảng viên hơn là nhắm tới một chính sách đúng đắn áp dụng vào toàn bộ sự lãnh đạo mà Đảng cầm quyền áp dụng từ hơn 80 mươi năm qua.
 

Niềm tin lần này…


Ông Vũ Cao Quận, một Đảng viên lão thành không còn sinh hoạt trong Đảng đưa ra nhận xét khá bi quan về việc chỉnh đốn Đảng, ông nói:

-Đảng cộng sản Việt Nam đã làm nhiều cuộc vận động lắm rồi nhưng không lần nào đến nơi đến chốn cả. Một việc làm không rõ ràng không minh bạch thì sớm muộn gì nó cũng có kết thúc không minh bạch. Như là vấn đề Tiên Lãng của chúng tôi vừa rồi, bây giờ người ta cũng không biết nó sôi nổi rồi nó sẽ ra sao hay nó cũngTổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chìm đi thôi!
Đảng cộng sản Việt Nam đã làm nhiều cuộc vận động lắm rồi nhưng không lần nào đến nơi đến chốn cả. Một việc làm không rõ ràng không minh bạch thì sớm muộn gì nó cũng có kết thúc không minh bạch.
Ông Vũ Cao Quận

Nếu nhìn lại từ những ngày đầu thành lập Đảng người dân có thể cảm nhận được một điều rằng chưa bao giờ Đảng Cộng sản Việt Nam lơ là trong việc nắm giữ quyền lực. Mọi lĩnh vực đều được Đảng lãnh đạo và quan trọng nhất có lẽ là lực lượng công an, chịu trách nhiệm bảo vệ Đảng để chống lại bất cứ thế lực nào ngoài Đảng muốn cạnh tranh quyền lực của mình.

Bảo vệ Đảng hay bảo vệ tội phạm?


Từ trách nhiệm đựơc giao là bảo vệ Đảng, tiến đến sử dụng quyền lực ấy để bảo vệ quyền lợi bất chính và bao che hành động sai trái của người dưới quyền là một bước rất ngắn. Pháp luật tuy được hiến pháp bảo vệ nhưng Tòa án lại do Đảng chỉ định nên ai cũng biết sự thao túng xảy ra là điều không thể tránh. Từ lý do căn bản này nên tư cách Đảng viên kể cả từ trung ương mà Đảng đang nỗ lực chỉnh đốn đã ngày càng tiến gần hơn tới những ranh giới khiến Đảng trên bờ vực sụp đổ như lời của Tổng Bí Thư thú nhận. Chỉnh đốn tư cách, đạo đức Đảng viên nhưng vẫn để cơ chế Đảng khống chế quyền lực của hiến pháp thì thử hỏi làm cách nào để mang lại thành công?
Với tư thế hiện nay Đảng cộng sản Việt Nam không chịu từ bỏ chế độ Đảng trị cho nên hiện nay họ chưa đem vấn đề pháp luật của đất nước Việt Nam lên hàng đầu đâu.
Ông Lê Hồng Hà

Ông Lê Hồng Hà, nguyên đại tá công an, nguyên Chánh văn phòng Bộ Nội vụ cho biết tại sao Đảng không thể từ bỏ chế độ Đảng trị để theo thể chế pháp trị ông nói:

-Với tư thế hiện nay Đảng cộng sản Việt Nam không chịu từ bỏ chế độ Đảng trị cho nên hiện nay họ chưa đem vấn đề pháp luật của đất nước Việt Nam lên hàng đầu đâu. Bởi vì cái mô hình thể chế chính trị của Việt Ông Lê Hồng Hà, cựu đại tá công an, nguyên chánh văn phòng Bộ Công An. Photo danluan.orgNam cho đến nay là mô hình chuyên chính vô sản. Chỉ có một hai chục năm nay thì họ mới bỏ cái chữ chuyên chính vô sản chứ trong thực tế vẫn là chế độ chuyên chính vô sản, tức là chế độ một cách dữ dội.

Do nắm giữ quyền lực trọn vẹn nên Đảng muốn bắt ai thì cũng không bị kềm chế bởi pháp luật. Đã từng có nhiều vụ thanh trừng mà nạn nhân không biết mình bị tội gì. Ông Lê Hồng Hà kể lại trường hợp của chính ông trong vụ án "xét lại chống Đảng", điển hình cho sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam.

-Lãnh đạo Đảng cộng sản trong một thời gian dài không tuân thủ theo pháp luật mà chỉ dùng quyền hành để trị những nguời khai chiến với nó thôi. Cái vụ án xét lại chống Đảng năm xưa họ hoàn toàn không theo pháp luật một tí nào cả. Ông Lê Đức Thọ với cánh của ông ấy cứ chỉ đạo bắt người ta rồi giam người ta mà hoàn toàn không có một điều luật nào cả, không theo thù tục tòa án gì cả. Cách làm từ trứơc tới nay là như thế.
Lãnh đạo Đảng cộng sản không tuân thủ theo pháp luật mà chỉ dùng quyền hành để trị những nguời khai chiến với nó thôi. Cái vụ án xét lại chống Đảng năm xưa họ hoàn toàn không theo pháp luật một tí nào cả. Ông Lê Đức Thọ với cánh của ông ấy cứ chỉ đạo bắt người ta rồi giam người ta mà hoàn toàn không có một điều luật nào cả

Hồi xưa tôi và ông Nguyễn Trung Thành đề nghị thanh minh cho số cán bộ bị bắt oan trong vụ án xét lại chống Đảng, có tới bảy tám chục người. Chúng tôi chỉ đòi minh oan bởi vì họ không phạm tội gì cả. Đáng lẽ chúng tôi phải đựơc phong anh hùng mới đúng nhưng họ lại sử dụng quyền của họ để khai trừ ông Trung Thành với tôi năm 94-95 đấy. Họ xử tù tôi bằng cách bịa chuyện tài liệu ông Võ Văn Kiệt là một tài liệu tối mật và thực tế đó là một bản tham luận của ông Kiệt đọc trong hội nghị Bộ chính trị lúc bầy giờ mà thôi hoàn toàn không dình gì tới chuyện tối mật cả.

 Đảng trị: ngọn nguồn của vấn đề


Ông Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch HĐQT Vinashin .RFA fileChính sách khống chế pháp luật bằng những vụ án xử bỏ túi kéo Đảng ngày một sa lầy vào nhiều vụ án hình sự mà kẻ phạm pháp là những Đảng viên cao cấp trong đó Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang trong vụ án mua dâm có hình ảnh là một thí dụ. Kết quả là Y chỉ bị thôi chức mà không nhận biện pháp kỷ luật nào là tiền đề khiến người dân phẫn uất. Vụ án này đã phá sản niềm tin của người dân Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung về lãnh vực luân lý, đạo đức trong khi Đảng là người đứng phía sau vụ xử.

Vinashin là một góc khác của chính sách lãnh đạo toàn diện và triệt để. Hàng ngàn tỷ rơi vào hố sâu và mất hút bởi sự sai lầm và túi tham của các Đảng viên cao cấp đựơc trung ương bổ nhiệm vào lãnh đạo của Vinashin nhưng không có ai trong Ban bí thư bị kỷ luật là câu hỏi hóc búa cần được Đảng trả lời trong đợt chỉnh đốn lần này.
Vinashin là một góc khác của chính sách lãnh đạo toàn diện và triệt để. Hàng ngàn tỷ rơi vào hố sâu và mất hút bởi sự sai lầm và túi tham của các Đảng viên cao cấp đựơc trung ương bổ nhiệm vào lãnh đạo của Vinashin nhưng không có ai trong Ban bí thư bị kỷ luật là câu hỏi hóc búa cần được Đảng trả lời

Khi người dân còn còng lưng dưới ánh nắng khắc nghiệt của đồng bằng sông Cửu long kiếm từng hạt gạo để xuất khẩu thì một vài cán bộ cao cấp trong vụ Vinashin lại ung dung ngồi trong nhà tù với niềm tin rằng họ sẽ đựơc bảo bọc bởi những nhóm lợi ích đầy thế lực.

Khủng hoảng niềm tin vào pháp luật là điều nguy cấp nhất mà lẽ ra Đảng phải nhanh chóng tự mình điều chỉnh. Những oan khuất của người dân đang xảy ra hàng ngày trong cộng đồng do chính lực lượng đang giữ gìn Đảng gây ra không thể được nhìn dưới góc cạnh cá nhân mà phải thừa nhận đây là hệ quả tất yếu của một chính sách dung dưỡng sự sai trái như một cách trả công cho những kẻ trung thành.

Dung dưỡng sự áp bức


Ông Nguyễn quang Phục Cả nước mỗi năm có hàng trăm vụ công an đánh người, hoặc tra tấn người đến chết nhưng không một vụ nào được xét xử sòng phẳng và minh bạch. Báo chí loan tin lúc đầu rất sôi nổi, nhưng sau đó hầu như vụ nào cũng lọt thỏm vào lãng quên của xã hội vì không ai có đủ kiên nhẫn theo dõi tận cùng một vụ án nếu nạn nhân không phải là thân nhân của mình.
Trường hợp của anh Bảo nó chưa xét xử gì đâu. Nó chỉ phê bình kiểm điểm và xử phạt hành chính thôi. Pháp luật nhà nước Việt Nam như thế làm thế nào được bây giờ. Chúng nó bảo cháu là tự thương mà chết. Nó dựng một hiện trường giả, đập đầu vào ghế mà chết...
Ông Nguyễn Quang Phục

Ông Nguyễn Quang Phục cha của anh Nguyễn Quốc Bảo người bị công an Hai Bà Trưng Hà Nội đánh chết nhưng cuối cùng kẻ phạm pháp chỉ nhận mức kỷ luật là rút kinh nghiệm, ông cho Đài Á Châu Tự Do biết:

-Trường hợp của anh Bảo nó chưa xét xử gì đâu. Nó chỉ phê bình kiểm điểm và xử phạt hành chính thôi. Pháp luật nhà nước Việt Nam như thế làm thế nào được bây giờ. Chúng nó bảo cháu là tự thương mà chết. Nó dựng một hiện trường giả, đập đầu vào ghế mà chết tuy không nhận sự thật ấy nhưng bác bảo kiện ai bây giờ?

Tại Bình Dương, chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền, vợ của nạn nhân Nguyễn Công Nhựt, người bị công an huyện Bến Cát đánh chết nhưng không đựơc xét xử công khai sau một năm điều tra cho chúng tôi biết nỗi oan của gia đình chị:
Sự việc đã gần một năm rồi mà chỉ có dầu hiệu bưng bít sự việc thôi người dân như tôi rất là bức xúc vì anh Nhựt chồng tôi chết tại đồn công an Bến Cát đã lâu mà đến nay vẫn không có kết quả.
chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền
Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền
-Tôi đã gửi hai lần đơn nhưng chưa có trả lời từ Viện Kiểm Sát tối cao và cơ quan chức năng. Cách đây ba ngày tôi có điện thoại cho Viện kiểm sát tối cao để hỏi kết quả thì họ nói cho đến nay vẫn chưa có kết quả điều tra phải chờ đợi và không biết đến bao giờ mới có. Sự việc đã gần một năm rồi mà chỉ có dầu hiệu bưng bít sự việc thôi người dân như tôi rất là bức xúc vì anh Nhựt chồng tôi chết tại đồn công an Bến Cát đã lâu mà đến nay vẫn không có kết quả.

 Pháp luật làm Đảng mạnh hơn


Pháp luật là sức mạnh duy nhất giữ gìn kỹ cương và sự ổn định của đất nước trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, cho tới chính trị, thế nhưng khi sức mạnh ấy được giao cho một thế lực không độc lập với chính phủ nắm giữ thì mức độ lạm dụng của nó sẽ vô cùng nguy hiểm, không những cho người dân mà còn cho chính người lãnh đạo nó là Đảng cộng sản Việt Nam.

Rất nhiều Đảng viên cao cấp đã nghỉ hưu cho rằng chính sách Đảng trị có thể dùng để thanh trừng nội bộ như từng xảy ra trước đây và không ai có thể đoan chắc lịch sử sẽ không lập lại. Lạm dụng chính sách này như một phần thưởng cho kẻ dưới quyền sẽ không bao giờ là giải pháp tốt vì lòng tham của con người là vô hạn và bài học về sự sụp đổ của các nhà nước độc tài luôn luôn nằm đó và cảnh báo để cho Đảng có cơ hội nhìn lại chính sách của mình.
Hình chó mô

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét